Trang chủ Tin tức Nhiều sai phạm tài chính tại các đơn vị thuộc Sở Văn...

Nhiều sai phạm tài chính tại các đơn vị thuộc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch

10
0

Ông Nguyễn Minh Phụng, Chánh Thanh tra tỉnh, vừa cho biết đã chuyển hồ sơ có dấu hiệu tội phạm hình sự sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh để xử lý theo quy định sau khi phát hiện nhiều khoản chi khống xảy ra ở Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh khi tiến hành thanh tra tại đơn vị này.
Cụ thể, thanh tra phát hiện việc lập chúng từ thanh toán khống số tiền trên 191 triệu đồng xảy ra tại Văn phòng Sở VHTT&DL; vụ việc ông Hứa Đức Trọng, huấn luyện viên, giả chữ ký của ông Tạ Nhật Trường đề ký hợp đồng sử dụng vận động viên thể thao nhằm nhận tiền ăn và tiền lương tập luyện khống với tống số tiền trên 131,5 triệu đồng xảy ra tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao tỉnh.

Chánh Thanh tra tỉnh đồng thời chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đề tiếp tục làm rõ hành vi lập chứng từ thanh toán nhưng thực tế không có phát sinh với tổng số tiền gần 35 triệu đồng xảy ra tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao.

Ngoài ra, Thanh tra tỉnh chuyển hồ sơ có liên quan đến việc xuất hóa đơn khống của ông Nguyễn Hữu Lộc (chủ cơ sở Thiết kế quảng cáo Nguyễn Hữu Lộc); bà Hồ Thị Kiều, ki-ốt 12B (Nguyễn Kim), Phường 7, TP Cà Mau, sang Cục Thuế tỉnh Cà Mau và hồ sơ có liên quan đến việc xuất hóa đơn khống của ông Bùi Khắc Lâm, giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thượng mại – Xuất nhập khẩu dụng cụ thể thao Thăng Long đến Cục Thuế TP Hồ Chí Minh để xử lý theo quy định.

Thửa đất khoảng 200 m2 được ông Dương Hữu Cường, Phó giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao tỉnh sử dụng kinh doanh quán cà phê TiNo từ năm 2012. Thanh tra tỉnh kết luận, việc kinh doanh quán cà phê này không có trong Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Kết luận Thanh tra của Thanh tra tỉnh tại Sở VHTT&DL cho thấy nhiều sai phạm xảy ra khá tinh vi. Đơn cử, việc bà Đồng Thị Hải, chuyên viên Phòng Quản lý Văn hóa và Gia đình nhiều lần lập chứng từ thanh toán khống, cấu kết chuyển tiền cho đối tác nhằm hợp thức hóa, sau đó đối tác chuyển lại để được hưởng lợi. Cụ thể vào năm 2020, thực tế phát sinh chi phí để tổ chức hoạt động của đơn vị, như tiền thuê rạp, bàn, ghế, in tiêu đề, băng rôn chỉ hơn 3,7 triệu đồng, nhưng bà Đồng Thị Hải lập chứng từ thanh toán với số tiền hơn 34,8 triệu đồng. Sau khi kế toán chuyển cho ông Nguyễn Hữu Lộc (đơn vị cung ứng hàng hóa và dịch vụ), ngay sau đó ông Lộc chuyển khoản lại vào tài khoản cá nhân của bà Hải số tiền trên 28,5 triệu đồng, ông Lộc giữ lại tiền thuế trên gần 2,6 triệu đồng. Năm 2022, tổ chức hoạt động của đơn vị tại huyện Trần Văn Thời, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện thuê hội trường tại Nhà Thiếu nhi huyện và đã thanh toán, tuy nhiên bà Hải vẫn lập chứng từ thanh toán thuê rạp 3,6 triệu đồng…

Câu chuyện này không chỉ xảy ra ở tuyến tỉnh mà tại huyện Phú Tân, như việc xảy ra ở hội thao cơ sở năm 2022, tổng số tiền thưởng thành tích cho các môn là 17 triệu đồng, Sở VHTT&DL đã chi trả, tuy nhiên bà Lê Thị Bích Dân, chuyên viên Phòng Văn hóa – Thông tin huyện tiếp tục lập chứng từ thanh toán và nhận số tiền trên.

Ở nhóm lĩnh vực thể dục – thể thao, câu chuyện thanh toán khống cũng không kém. Tháng 7/2020, việc trang trí khánh tiết phục vụ hội thao cơ sở không phát sinh, nhưng bà Trần Bé Thảo, chuyên viên Phòng Quản lý Thể dục – Thể thao vẫn lập chứng từ thanh toán với số tiền trên 41 triệu đồng. Số tiền này được chuyển vào tài khoản của ông Nguyễn Hữu Lộc và ngay sau đó ông này chuyển lại vào tài khoản cá nhân của ông Hứa Thanh Khang, nguyên Phó trưởng Phòng Quản lý Thể dục – Thể thao với số tiền trên 40,6 triệu đồng.

Sau đó 1 tháng, cũng trong 1 hoạt động hội thao cơ sở, chi phí phát sinh chỉ hơn 3,4 triệu đồng, nhưng bà Bé Thảo cũng lập chứng từ thanh toán số tiền cho ông Lộc trên 41 triệu đồng. Ông Lộc sau đó cũng chuyển vào tài khoản cá nhân Hứa Thanh Khang số tiền trên 34,6 triệu, phần còn lại ông Lộc hưởng. Cũng với hình thức này, Bé Thảo, Lộc và Khang liên tục lập chứng từ khống trong các hoạt động khác, chuyển khoản qua lại nhằm hưởng lợi cá nhân, trong đó có vụ việc liên quan đến bà Tăng Hải Ngân, kế toán trưởng của đơn vị ở thời điểm 2022.

Tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao còn phức tạp hơn, khi vào năm 2020, ông Hứa Đức Trọng, huấn luyện viên thuộc biên chế Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao tỉnh, giả chữ ký của ông Tạ Nhật Trường để ký hợp đồng với Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao tỉnh về đào tạo và sử dụng vận động viên thể thao tỉnh Cà Mau. Từ đó ông Hứa Đức Trọng nhận tiền ăn và tiền lương tập luyện, tiền thi đấu theo hợp đồng từ năm 2020 đến năm 2022 là 131,5 triệu đồng. Khi sự việc bị phát hiện, ông Hứa Đức Trọng nộp trả lại gần 107 triệu đồng.

Tuy nhiên, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao tỉnh không nộp số tiền nay vào ngân sách Nhà nước để khắc phục hậu quả mà nộp để khắc phục việc kinh phí năm 2018-2019 bị xuất toán.

Tiếp đó, vào năm 2022, Trung tâm thực hiện mua sắm trang phục và dụng cụ tập luyện các môn thể thao với giá trị dự toán được phê duyệt gần 590 triệu đồng và Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Xuất nhập khẩu dụng cụ thể thao Thăng Long (có địa chi số 154, Đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) trúng thầu với mức họp đồng trên 574 triệu đồng. Điều đáng nói là sau khi nhận được tiền, ông Bùi Khắc Lâm (giám đốc công ty) lại không cung cấp sản phẩm mà lần lượt chuyển tiền cho HLV các bộ môn để tự trang bị với số tiền thấp hơn hợp đồng để hưởng tiền chênh lệch. Qua thống kê, ông Bùi Khắc Lâm chiếm giữ số tiền chênh lệch bằng cách “đánh tráo hợp đồng” là trên 52,3 triệu đồng.

Trần Nguyên

Nguồn: https://baocamau.vn/nhieu-sai-pham-tai-chinh-tai-cac-don-vi-thuoc-so-van-hoa-the-thao-va-du-lich-a35323.html

Bài trướcĐội tuyển futsal Việt Nam chốt danh sách 14 cầu thủ
Bài tiếp theoBầu Đức: HAGL không giật tiền của cầu thủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây