Quần vợt xe lăn có nhiều điểm tương đồng với một bộ môn thể thao.
Tại Paralympic Paris 2024 (hay còn gọi là Thế vận hội Người khuyết tật Mùa hè 2024), bộ môn quần vợt xe lăn – Wheelchair tennis đang nhận được sự quan tâm của giới truyền thông và khán giả theo dõi Thế vận hội.
Được biết bộ môn này được phân chia thành hai hạng đấu tiêu chuẩn: hạng mở và hạng khuyết tật nặng (quad). Hạng mở dành cho vận động viên bị suy yếu chi dưới, hạng nặng cho vận động viên bị khiếm khuyết ở hai chi, bao gồm phần chi trên và chi dưới.
Các vận động viên đã bắt đầu tranh tài từ ngày 30/8, dự kiến khép lại phần thi trong ngày 7/9 tại sân vận động Roland-Garros với sáu nội dung tranh huy chương.
Hình ảnh vận động viên Tokito Oda tham gia Paralympic Paris 2024 với bộ môn quần vợt xe lăn. Ảnh: Sưu tầm
Bộ môn quần vợt xe lăn có luật chơi ra sao?
So với luật chơi quần vợt truyền thống, bộ môn quần vợt xe lăn có nhiều điểm tương đồng từ luật chơi, kích cỡ sân, kích cỡ và cân nặng của cây vợt, cách tính điểm. Tuy nhiên ở bộ môn quần vợt truyền thống, trước khi vận động viên thực hiện cú đánh, bóng chỉ được đập đất một lần.
Khi ra sân, người chơi môn quần vợt xe lăn sẽ thi đấu với một điểm đặc biệt đó là trước khi đánh bóng sẽ được nhìn thấy quả bóng nảy hai lần, trong hoặc ngoài sân đối với lần nảy thứ hai. Xe lăn cũng được thiết kế với hai bánh lớn phía sau, hai bánh nhỏ phía trước.
Mỗi nội dung thi đấu của bộ môn quần vợt xe lăn ở hai hạng là hạng mở và hạng nặng đều được chia thành đôi và đơn. Ảnh: Sưu tầm
Bộ môn quần vợt xe lăn và lịch sử hình thành
Năm 1976, Brad Parks – cựu vận động viên trượt tuyết nghệ thuật được cho là người sáng tạo bộ môn quần vợt xe lăn tại tiểu bang California, nước Mỹ. Trong hoàn cảnh cựu vận động viên bị tê liệt toàn thân do gặp chấn thương nặng trong lúc tập luyện. Bác sĩ điều trị cho Brad Parks là Jeff Minnebraker đã lựa chọn bài tập trị liệu vật lý là bài đánh bóng tennis cho cựu vận động viên. Sau một thời gian, Jeff Minnebraker và Brad Parks đã kêu gọi những người khuyết tật chơi quần vợt xe lăn để rèn luyện sức khỏe. Dần dần bộ môn này trở nên phổ biến và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn.
Nước Pháp là quốc gia đầu tiên tại Châu Âu tổ chức một giải đấu quần vợt xe lăn chuyên nghiệp từ năm 1982. 10 năm sau, Liên đoàn Quần vợt xe lăn ITF được thành lập với 11 giải đấu. Cho đến thời điểm hiện tại, bộ môn thể thao này đã tổ chức 140 giải đấu khác nhau, tiếp cận tới 40 quốc gia trên toàn thế giới.
Phương Vy
Nguồn: https://saostar.vn/sao-sport/luat-choi-cua-bo-mon-quan-vot-xe-lan-tai-paralympic-2024-202409050013266504.html